Mặc dù kinh tế thế giới chưa thoát khỏi bóng ma khủng hoảng, vận tải biển vẫn đang thua lỗ nhưng đầu tư vào hạ tầng cảng biển đang được đánh giá là khả quan hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần nguồn vốn đầu tư rất lớn
Mặc dù kinh tế thế giới chưa thoát khỏi bóng ma khủng hoảng, vận tải biển vẫn đang thua lỗ nhưng đầu tư vào hạ tầng cảng biển đang được đánh giá là khả quan hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, Chính phủ nhiều nước đang tìm giải pháp tài chính hiệu quả. Huy động vốn tư nhânBáo cáo Dự án Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Viện Hàng hải Hàn Quốc cho thấy, huy động vốn từ tư nhân để đầu tư cảng biển đang là giải pháp có nhiều lợi thế.Thế mạnh của hình thức đầu tư PPPHầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo, cảng biển sẽ hấp dẫn được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn khi mô hình đối tác công - tư (PPP) được triển khai. Tiến sĩ Beom Hung Kim đến từ Viện Hàng hải Hàn Quốc cho rằng, hạn chế lớn nhất của cảng biển là thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thiếu tính kết nối với hạ tầng giao thông và các trung tâm của hệ thống logistics... Vì vậy, đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển là tất yếu. Ông Beom Hung Kim nhận định, chính phủ bất kỳ một quốc gia phát triển nào cũng không thể đủ tiền đầu tư cho tất cả các hạng mục hạ tầng, vì vậy huy động vốn tư nhân là khả quan nhất.Khu vực phía Bắc Klang đang được đầu tư với kỳ vọng bắt kịp cảng biển SingaporeNhững yếu tố nhà đầu tư tư nhân quan tâm trong đầu tư cảng biển là: Lợi nhuận dự kiến, tỷ lệ góp, điều kiện hỗ trợ, môi trường pháp lý, hợp đồng hợp tác chặt chẽ, thủ tục đấu thầu cạnh tranh, dự án có tính khả thi cao về nhiều mặt (kỹ thuật, thể chế, tài chính, kinh tế và môi trường), cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng PPP với nhà đầu tư đủ điều kiện để trở thành đối tác tin cậy. Do vậy, đầu tư cảng biển theo hình thức PPP cần một khung thể chế mạnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống quy định đầu tư công và đầu tư tư nhân vì nhà đầu tư cần một môi trường pháp lý ổn định, có hiệu lực cao cũng như cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đủ khả năng thực hiện các cam kết theo hợp đồng PPP.Nhìn từ MalaysiaCảng Klang là cảng container tư nhân lớn nhất Malaysia được thành lập từ năm 1901 hiện là cảng trung chuyển đứng thứ 13 và cảng container tấp nập thứ 16 thế giới. Công suất bốc xếp trên dưới 40 triệu tấn/năm, tương lai sẽ nâng lên 60 triệu tấn/năm. Tại cảng Klang có hơn 600 hãng vận chuyển tỏa đi 125 cảng trên thế giới. Với kế hoạch mở rộng và phát triển cảng phía Bắc, Klang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng cao năng suất của cảng, cạnh tranh với Singapore hiện đang là cảng biển tốt nhất châu Á. Với việc xây dựng các khu thương mại tự do, khu vực hàng rào phi thuế quan trong cảng với những chính sách riêng cũng như các khu công nghiệp tự do ngoài cảng, cảng Klang tạo được sự kết nối chặt chẽ với nhiều nước trên thế giới, thuận lợi cho xuất khẩu, hợp tác cảng biển.Đại diện một quỹ đầu tư Malaysia tại hội thảo “Phát triển và mở rộng cảng biển khu vực Đông Nam Á 2013” cho biết: Đầu tư khai thác cảng biển đòi hỏi vốn lớn, vòng đời dự án lâu dài, khả năng hoàn vốn lâu, đặc biệt là đối với những cảng xây dựng mới có quy mô lớn, cần đầu tư đồng bộ cả hạ tầng công cộng và hạ tầng bến cảng.Vì vậy, khi cân nhắc đầu tư vào cảng biển, các nhà đầu tư (nhất là những nhà đầu tư tư nhân) sẽ xem xét và đưa ra yêu cầu một số cam kết cụ thể từ phía đối tác ký kết hợp đồng như: Hạn chế cấp phép dự án cảng mới trong cùng khu vực, đầu tư hạ tầng giao thông kết nối và nạo vét luồng tàu.Để hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cảng biển, Malaysia áp dụng các hình thức đấu thầu dịch vụ, cho thuê và giao quyền sử dụng quản lý trong một thời gian dài, kể cả những cảng biển có vị trí chiến lược. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ giao quản lý chứ không giao tài sản.