Theo bộ tiêu chí này, thay vì nắm 100% vốn tại các lĩnh vực như quản lý, khai thác cảng biển, cảng hàng không và sản xuất thuốc lá, Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa và tỷ lệ nắm giữ có thể giảm xuống 75%.
Để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa ban hành dự thảo tiêu chí phânTheo bộ tiêu chí này, thay vì nắm 100% vốn tại các lĩnh vực như quản lý, khai thác cảng biển, cảng hàng không và sản xuất thuốc lá, Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa và tỷ lệ nắm giữ có thể giảm xuống 75%.Một số ngành như sản xuất phim; sản xuất gang, thép có công suất trên 500.000 tấn/năm; sản xuất xi măng lò quay công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn/năm; sản xuất giấy in báo, giấy viết chất lượng cao và bảo hiểm cũng được loại khỏi danh mục Nhà nước nắm giữ vốn để khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư.Về cách xác định ngành nghề kinh doanh chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra phương án sẽ quy định tiêu chí tỷ trọng doanh thu. Ví dụ, nếu ngành nghề đó chiếm 70% tổng doanh thu, hoặc có tỷ trọng doanh thu lớn nhất, được giao nhiệm vụ tại quyết định thành lập doanh nghiệp thì có thể coi đây là lĩnh vực kinh doanh chính.Cũng theo dự thảo, doanh nghiệp Nhà nước được chia làm 4 nhóm. Trong đó Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng; truyền tải, sản xuất điện quy mô lớn; quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị; phát thanh, truyền hình, báo chí, xổ số kiến thiết...Những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm trên 75% tổng số cổ phần bao gồm quản lý, khai thác cảng hàng không; cảng biển; sản xuất thuốc lá điếu; khai thác các khoáng sản như than, vàng, đá quý, dầu mỏ; cung cấp hạ tầng mạng thông tin truyền thông; bán buôn xăng dầu...Ngoài ra, một số lĩnh vực khác sẽ do Nhà nước nắm từ 65 đến 75% hoặc từ 50 đến 65% tổng số cổ phần. Theo Vnexpress